I. LỄ HỘI TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN
1. Lễ Cầu An
Lễ Cầu An chủ yếu diễn ra vào tháng Giêng, một vài nơi cuối tháng Chạp hoặc đầu tháng 2, đối tượng thờ là Thành Hoàng Bổn Cảnh. Lễ Cầu An ở Phước Hậu là lễ hội được tổ chức trọng thể nhất trong các lễ hội. Lễ vật dâng thánh trong Lễ Cầu An hầu hết là tế lợn sống, hoặc đầu lợn sống.
2. Lễ hội cúng Bà Ngũ Hành
Lễ hội cúng Bà Ngũ Hành, thờ Ngũ Hành Nương Nương, thời gian chủ yếu vào tháng 2 đến tháng 3, có hát bóng rỗi, múa mâm vàng.
II. NGHỀ TRUYỀN THỐNG:
1. Nghề mộc:
Nghề mộc vốn là nghề truyền thống với hàng trăm năm tuổi, là nghề gắn liền với văn hoá dân tộc. Hiện nay, xã Phước Hậu còn các hộ gia đình theo nghề là ông Đinh Văn Nhạo, ông Lê Văn Tần, ông Nguyễn Hoàng Khen (Công ty Gỗ Hoàng Anh Long An).
2. Nghề se nhang:
Nghề se nhang Ông Nguyễn Ngọc Thanh ấp Ngoài, xã Phước Hậu
III. NGHỆ THUẬT CỔ TRUYỀN:
- Phước Hậu còn tồn tại 4 loại hình nghệ thuật cổ truyền, đó là nhạc lễ (ông Phan Văn Thuần), múa lân sư rồng (CLB Lân Sư Rồng Liên Nghĩa Thành), dân ca, lò võ (CLB Vovinam xã Phước Hậu).
- Loại hình nghệ thuật còn tồn tại phổ biến nhất: nhạc tài tử, dân ca, nhạc lễ. Loại hình nghệ thuật còn nhiều nghệ nhân nhất: nhạc tài tử.
IV. PHONG TỤC TẬP QUÁN:
Phong tục tập quán ở Phước Hậu về cơ bản lưu giữ được 8 phong tục: Thôi nôi đầy tháng, Thờ cúng gia tiên, Rằm tháng Giêng, Thanh minh tảo mộ, Đoan Ngọ, Xá tội vong nhân (rằm tháng 7), Trung thu, cúng ông Công ông Táo là còn nhiều người theo.